Đơn Xin Cấp Visa Đi Nhật Bản Cần Những Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết
09/04/2025
Đơn xin visa đi Nhật Bản là bước quan trọng đối với những ai muốn du lịch, học tập hoặc làm việc tại đất nước mặt trời mọc. Để giúp bạn chuẩn bị hồ sơ xin visa đầy đủ và tránh những sai sót không đáng có, bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về thủ tục, chi phí và thời gian xin visa Nhật Bản.
Visa là bước đầu tiên bạn cần hoàn thiện nếu có ý định du học, làm việc tại Nhật Bản
1. Các loại Visa đi Nhật
Visa sang Nhật Bản có nhiều loại khác nhau tùy vào mục đích nhập cảnh. Việc xác định đúng loại visa cần xin sẽ giúp bạn chuẩn bị đơn xin cấp visa đi Nhật Bản chính xác, tránh mất thời gian và công sức. Dưới đây là hai nhóm visa chính dành cho người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản.
1.1 Visa lưu trú ngắn hạn
Visa lưu trú ngắn hạn dành cho những người có nhu cầu đến Nhật Bản trong thời gian ngắn, thường dưới 90 ngày. Những đối tượng xin visa ngắn hạn phổ biến bao gồm:
– Visa du lịch Nhật Bản: Visa này dành cho những người muốn sang Nhật Bản để tham quan, khám phá văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc trải nghiệm cuộc sống tại đất nước mặt trời mọc. Khi xin visa du lịch Nhật, bạn cần chứng minh lịch trình cụ thể, khả năng tài chính và giấy tờ bảo lãnh (nếu có).
– Visa thăm thân nhân: Nếu bạn có người thân là công dân Nhật Bản hoặc đang cư trú hợp pháp tại Nhật (theo diện lao động, du học, định cư), bạn có thể xin visa thăm thân để đến Nhật trong thời gian ngắn. Thông thường, người thân ở Nhật sẽ cần cung cấp thư mời và các giấy tờ bảo lãnh tài chính nếu cần.
– Visa công tác, thương mại Visa này dành cho những người cần sang Nhật Bản để làm việc ngắn hạn như tham dự hội nghị, hội thảo, gặp gỡ đối tác hoặc ký kết hợp đồng. Để xin visa công tác, bạn sẽ cần thư mời từ công ty Nhật Bản và các giấy tờ chứng minh quan hệ hợp tác kinh doanh.
– Visa quá cảnh (Transit) Dành cho những người đi qua Nhật Bản để đến nước thứ ba. Loại visa này có thời hạn rất ngắn (thường không quá vài ngày) và chỉ cho phép lưu trú tại khu vực nhất định.
1.2 Visa lưu trú dài hạn
Visa lưu trú dài hạn dành cho những người có nhu cầu sinh sống, học tập hoặc làm việc tại Nhật Bản trong thời gian dài (thường từ vài tháng đến nhiều năm). Một số loại visa phổ biến trong nhóm này bao gồm:
– Visa du học Nhật Bản: Dành cho sinh viên muốn theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề hoặc trường tiếng Nhật tại Nhật Bản. Để xin loại visa này, bạn cần có giấy nhập học (COE – Certificate of Eligibility) từ trường tại Nhật và chứng minh khả năng tài chính để chi trả học phí và sinh hoạt phí.
– Visa lao động Nhật Bản: Đây là loại visa phổ biến dành cho những người có hợp đồng lao động với công ty tại Nhật Bản. Có nhiều dạng visa lao động tùy thuộc vào ngành nghề.
– Visa định cư (Visa vĩnh trú): Đây là visa dành cho người nước ngoài muốn sinh sống lâu dài tại Nhật Bản. Để xin visa này, bạn cần đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe như thời gian cư trú đủ dài (thường từ 10 năm trở lên), có thu nhập ổn định và tuân thủ pháp luật Nhật Bản.
– Visa kết hôn với người Nhật: Nếu bạn kết hôn với công dân Nhật Bản, bạn có thể xin visa theo diện vợ/chồng để sinh sống tại Nhật. Loại visa này yêu cầu bằng chứng về mối quan hệ hôn nhân hợp pháp và lâu dài.
2. Xin cấp Visa đi Nhật như thế nào?
2.1 Địa điểm nộp đơn xin cấp Visa đi Nhật
Tại Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản là đơn vị tiếp nhận đơn xin cấp visa đi Nhật Bản.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (27 P. Liễu Giai, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) quản lý và tiếp nhận đơn xin cấp visa đi Nhật Bản từ địa bàn từ tỉnh Hà Tĩnh trở ra Bắc.
Những người sinh sống trong khu vực từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Gia Lai, tỉnh Bình Định nộp hồ sơ xin visa ở Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Đà Nẵng (18-19 Đ. 2 Tháng 9, Bình Hiên, Hải Châu, Đà Nẵng).
Từ tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên trở vào phía Nam nộp hồ sơ xin visa ở Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh (261 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh).
2.2 Giấy tờ làm thủ tục xin cấp visa đi Nhật
Giấy tờ nộp đơn xin cấp visa đi Nhật còn phù thuộc vào mục đích và loại visa bạn xin cấp. Tuy nhiên, giấy tờ làm thủ tục xin cấp visa đi Nhật cơ bản gồm những giấy tờ sau:
Thời gian xét duyệt đơn xin cấp visa đi Nhật Bản thường kéo dài từ 5 – 15 ngày làm việc (không tính thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ). Tuy nhiên, thời gian xử lý có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp, loại visa và số lượng hồ sơ tại thời điểm bạn nộp đơn.
Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian xét duyệt visa Nhật Bản:
– Loại visa xin cấp: Visa du lịch thường được xử lý nhanh hơn visa lao động hoặc du học.
– Số lượng hồ sơ nộp trong cùng thời điểm: Vào mùa cao điểm du lịch hoặc tuyển dụng lao động, thời gian xét duyệt có thể kéo dài hơn do số lượng hồ sơ lớn.
– Tình trạng hồ sơ: Nếu hồ sơ bị thiếu hoặc cần bổ sung thêm giấy tờ, thời gian xét duyệt sẽ bị kéo dài.
– Yêu cầu phỏng vấn: Một số trường hợp đặc biệt có thể bị yêu cầu phỏng vấn, điều này cũng làm kéo dài thời gian xử lý visa.
Thời gian xét duyệt theo từng loại visa:
– Visa du lịch/thăm thân/công tác: Khoảng 5 – 10 ngày làm việc.
– Visa du học: Khoảng 4 – 8 tuần, tùy vào việc có giấy xác nhận tư cách lưu trú (COE) hay không.
– Visa lao động: Khoảng 1 – 3 tháng, tùy vào loại hình lao động và yêu cầu xét duyệt.
– Visa đoàn tụ gia đình: Khoảng 1 – 2 tháng.
3.2 Chi phí xin visa Nhật Bản khoảng bao nhiêu?
Dưới đây là bảng chi phí đơn xin cấp visa đi Nhật Bản của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam:
Loại Visa
Phí xin cấp
Visa 1 lần (Single, Double)
520.000
Visa nhiều lần (Multiple)
1.030.000
Visa quá cảnh (Transit)
120.000
Gia hạn thời hạn cho phép tái nhập quốc
520.000
Gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng minh thư hộ chiếu tị nạn
430.000
Ngoài phí visa do Đại sứ quán Nhật Bản thu, bạn có thể cần chi trả thêm một số khoản phí khác trong quá trình chuẩn bị hồ sơ:
– Dịch vụ làm visa qua đại lý: Nếu bạn không nộp hồ sơ trực tiếp mà thông qua công ty dịch vụ, chi phí có thể dao động từ 1.500.000 – 3.000.000 VND, tùy vào loại visa và thời gian xử lý.
– Dịch thuật công chứng: Một số giấy tờ như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, hợp đồng lao động cần dịch thuật sang tiếng Nhật hoặc tiếng Anh và công chứng, chi phí khoảng 50.000 – 200.000 VND/trang.
– Lệ phí chứng minh tài chính: Nếu bạn cần giấy xác nhận số dư ngân hàng, phí ngân hàng cấp giấy thường từ 50.000 – 200.000 VND/lần.
– Phí khám sức khỏe (nếu có yêu cầu): Đối với visa lao động hoặc du học, bạn có thể cần khám sức khỏe theo yêu cầu của Nhật Bản, chi phí khoảng 1.500.000 – 3.000.000 VND tùy vào bệnh viện.
Dựa theo nơi người xin visa sẽ đến, vị trí hiện tại, mục đích sang Nhật sẽ có trường hợp được miễn lệ phí visa, bao gồm: Tất cả người xin visa 3 tỉnh động đất sóng thần (Iwate, Miyagi, Fukushima), sinh viên đại học chính quy (Người mang quốc tịch của các nước Asean đang theo học bậc Đại học tại Việt Nam). đi du lịch tại tỉnh Okinawa (có thể kết hợp thăm thân, thương mại).
Kết luận
Xin visa đi Nhật Bản là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc chọn đúng loại visa, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ đến việc nộp đơn đúng nơi và đúng thời gian quy định. Hy vọng bài viết này giúp bạn nắm rõ quy trình và chuẩn bị tốt hơn cho đơn xin cấp visa đi Nhật Bản để xin visa thành công.