
Kỹ sư cầu nối BrSE là một trong những nghề thu hút rất nhiều nhân sự IT biết tiếng Nhật bởi mức đãi ngộ tốt cùng lộ trình thăng tiến rõ ràng. Vậy học BrSE có khó không? Người mới bắt đầu cần chuẩn bị những gì để có thể phát triển trong ngành này? Tất cả sẽ được VietIS Edu chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Làm công việc gì?
BrSE viết tắt của Bridge Software Engineer hay tiếng việt là kỹ sư cầu nối là một vị trí trong các dự án phần mềm. Họ có nhiệm vụ kết nối công ty với khách hàng người nước ngoài đảm bảo sự hợp tác giữa hai bên diễn ra một cách thuận lợi.
Được gọi là “phiên dịch viên công nghệ”, kỹ sư cầu nối không chỉ làm nhiệm vụ phiên dịch mà sẽ bao gồm nhiều công việc khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn, quy mô của dự án:
1. Bắt đầu dự án: BrSE sẽ tiếp nhận những thông tin, yêu cầu từ khách hàng, từ đó phân tích đề bài, đưa ra giải pháp, lên kế hoạch về thời gian và nhân sự thực hiện dự án.
2. Dự án trong giai đoạn phát triển: Truyền đạt chi tiết những yêu cầu từ khách hàng với team kỹ thuật, bên cạnh đó cần quản lý tiến độ, rủi ro, báo cáo định kỳ cho khách hàng và kiểm tra lại sản phẩm trước khi bàn giao.
3. Kết thúc dự án: Tiến hành bàn giao sản phẩm cho khách hàng và bước vào giai đoạn tổng kết dự án.
>>> Xem thêm: BrSE là gì? Những điều cần biết về Kỹ sư cầu nối
Học BrSE có khó không?
Nhiều người nghĩ rằng Kỹ sư cầu nối đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kỹ sư bởi mức lương của nghề khá cao. Tuy nhiên để trở thành BrSE không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ, quan trọng, bạn phải có sự kiên trì.
Với những người mới bắt đầu với nghề BrSE, ban đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn do bất đồng ngôn ngữ, áp lực từ hai phía. Tuy nhiên nếu bạn nhanh chóng cải thiện kỹ năng, học thêm kiến thức mới, VietIS Edu tin rằng bạn sẽ có thể vượt qua được những khó khăn trong công việc.
Những kỹ năng cần có của một BrSE
Để có thể trở thành Kỹ sư cầu nối (BrSE) chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả trong cả hai vai trò: kỹ thuật và cầu nối giao tiếp, bạn cần trang bị những kỹ năng sau đây:
Ngoại ngữ
Kỹ năng quan trọng bậc nhất khi trở thành một BrSE đó chính là khả năng ngoại ngữ. Cụ thể nếu làm việc với khách hàng người Nhật buộc bạn đạt trình độ tiếng Nhật ít nhất là N2 để có thể đọc hiểu, truyền đạt đúng ý tưởng sang team kỹ thuật.
Chuyên môn (lập trình)
Bên cạnh khả năng ngoại ngữ, BrSE cần có nền tảng kỹ thuật vững chắc về lập trình và quy trình phát triển phần mềm. Một số kiến thức không thể thiếu phải kể đến như Java, Net, C# hay Python cùng khả năng đọc code, review tài liệu,... Điều này sẽ giúp cho Kỹ sư cầu nối đánh giá được tính khả thi, phát hiện vấn đề ngay từ giai đoạn đầu dự án.
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán
Là một công việc mang tính chất cầu nối, do đó kỹ năng giao tiếp rõ ràng, trình bày vấn đề mạch lạc là không thể thiếu. Khả năng đàm phán sẽ giúp cho BrSE dung hòa được mong đợi của khách hàng với nguồn lực thực tế của đội phát triển, đảm bảo dự án đạt hiệu quả cao nhất.
Khả năng tự học
Tính chất đặc thù của ngành công nghệ là sự thay đổi liên tục, điều này đòi hỏi BrSE cần có thói quen tự học, tự nghiên cứu để bắt kịp xu hướng mới. Khi đó, bạn không chỉ duy trì được hiệu quả công việc mà còn có thể mở rộng được cơ hội thăng tiến.
Những tố chất và kỹ năng mềm khác
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, BrSE cần có tố chất kiên nhẫn, tư duy logic cùng khả năng quản lý thời gian, tổ chức công việc hiệu quả. Việc hiểu rõ văn hóa, tác phong làm việc của khách hàng Nhật cũng sẽ giúp Kỹ sư cầu nối tạo dựng được niềm tin, duy trì mối quan hệ lâu dài trong dự án.
Người mới bắt đầu cần chuẩn bị gì để trở thành BrSE chuyên nghiệp?
Việc trở thành BrSE không khó nếu bạn có lộ trình rõ ràng. Dưới đây là checklist giúp bạn chuẩn bị toàn diện từ ngày bắt đầu:
Nâng cao trình độ tiếng Nhật: Đầu tư học tiếng Nhật lên ít nhất N3–N2 để có thể đọc hiểu tài liệu, giao tiếp trực tiếp cùng khách hàng Nhật.
Nắm vững kiến thức lập trình: Xây chắc kiến thức về ít nhất một ngôn ngữ phổ biến (Java, C#, .NET, Python) cùng quy trình phát triển phần mềm chuẩn.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đàm phán: Tập thói quen trình bày vấn đề rõ ràng, luyện cách đàm phán để dung hòa được kỳ vọng của khách hàng và nguồn lực thực tế.
Làm quen với quy trình phát triển phần mềm thực tế: Tham gia thực tập, làm dự án nhóm trong trường học hoặc đăng ký thực tập tại công ty phần mềm có đối tác Nhật để có kinh nghiệm thực tiễn.
Trau dồi khả năng tự học: Luôn tìm tòi tài liệu mới, nắm bắt công nghệ mới để giữ vững ưu thế trong ngành.
Hoàn thiện tố chất mềm cần có: Kiên nhẫn, tỉ mỉ, tư duy logic cùng kỹ năng quản lý thời gian là những yếu tố giúp BrSE thích nghi nhanh trong nhiều tình huống khác nhau.
Tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản: Hiểu tác phong làm việc, quy tắc ứng xử của người Nhật giúp tạo sự tin tưởng, gần gũi trong công việc hàng ngày.
Khi tích lũy đầy đủ những kỹ năng trên, hành trình trở thành BrSE chuyên nghiệp của bạn sẽ rõ ràng, tự tin hơn, giúp bạn không còn lo lắng “học BrSE có khó không” mà sẵn sàng chinh phục vị trí tiềm năng trong ngành CNTT Nhật Bản.