Góc công nghệ

banner-page-blog
Tất cả (4)

Tại sao Nhật Bản là điểm đến hấp dẫn cho kỹ sư IT Việt Nam?

Cơ hội việc làm rộng mở cùng chính sách thu hút nhân tài hấp dẫn, Nhật Bản trở thành điểm đến của nhiều kỹ sư CNTT Việt Nam trên hành trình sự nghiệp.

Chính sách hút nguồn lực chuyên môn cao

Dân số Nhật Bản đã ghi nhận mức giảm liên tục trong 15 năm qua. Đối mặt với tình trạng già hoá dân số, Nhật Bản đã đưa ra đề án “Xã hội 5.0”, lấy con người làm trung tâm thông qua phát triển các ngành số như dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và robot.

Tuy nhiên, theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, nước này sẽ thiếu hụt khoảng 789.000 nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) vào năm 2030. Điều này có nghĩa rằng, Nhật không đủ nguồn lực tay nghề cao trong nước để tự đáp ứng cho tham vọng chuyển đổi số.

Để thu hút nhân tài nước ngoài, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách. Mới đây, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật tạo điều kiện cho lao động nước ngoài trình độ cao có thể định cư, mang gia đình sang đoàn tụ, làm việc không thời hạn tại Nhật Bản.

Đây chính là “dư địa" mà các doanh nghiệp IT Việt đang hướng đến.

Cơ hội và thách thức nào cho doanh nghiệp Việt?

Việt Nam và Nhật Bản đang là đối tác chiến lược toàn diện và là đối tác chuyển đổi số lớn thứ 2 của Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản định hình rất rõ xu hướng dịch chuyển tới Việt Nam trong hầu hết các ngành và tất cả các tầng công việc từ nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất, kiểm thử.

Việc Nhật Bản “chọn mặt gửi vàng" tại Việt Nam là điều không quá ngạc nhiên. Đầu tiên, rất nhiều doanh nghiệp IT Việt đã “Nhật tiến" trong thập kỷ qua và đạt được những thành tựu nhất định. Cả hai đất nước không chỉ gần gũi về mặt văn hoá mà còn gần về mặt địa lý khi chỉ cách nhau khoảng 6 tiếng bay.

Ngoài ra, so với dân số giảm dần theo mỗi năm của Nhật thì dân số Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng. Trong năm 2023, cả nước đang có gần 400.000 kỹ sư CNTT và hơn 50.000 sinh viên chuyên ngành công nghệ tốt nghiệp mỗi năm. Các nhân tài IT Việt được đào tạo về những công nghệ tiên tiến như AI, dữ liệu lớn, bảo mật,… từ trên ghế nhà trường, sẵn sàng “lấp vào" khoảng trống nhân sự tại Nhật Bản.

3 Bài toán cần giải quyết

Thách thức đầu tiên là rào cản về ngôn ngữ. Người Nhật chủ yếu giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ và rất ít dùng tiếng Anh. Vì vậy, bước đầu tiên để gây ấn tượng và dành được sự tín nhiệm của đối tác Nhật là phải thành thạo ngôn ngữ của họ.

Tiếp theo là kỳ vọng của đối tác Nhật về dịch vụ ngày càng cao. Các doanh nghiệp Nhật muốn đối tác Việt Nam tham gia vào những vị trí phức tạp hơn trong quy trình sản xuất phần mềm, như tư vấn, phân tích, đưa ra giải pháp, thiết kế (thay vì chỉ lập trình và kiểm thử như trước).

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn thiếu những nhân sự Việt có chuyên môn và trình độ đáp ứng được các yêu cầu này. Cụ thể, theo báo cáo của TopDev, trong hơn 57.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm chỉ khoảng 30% đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn thực tế mà doanh nghiệp đặt ra.

VietIS Education giải quyết bài toán trên như thế nào?

Thành lập từ năm 2013, VietIS là một trong những doanh nghiệp hàng đầu có kinh nghiệm hơn 13 năm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp công nghệ cho thị trường Nhật Bản. Với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, VietIS đang triển khai nhiều phương án để hỗ trợ kỹ sư IT sang Nhật làm việc.

Đào tạo Nhật ngữ và trình độ công nghệ thông tin

Hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp và làm việc tại đất nước Nhật Bản, VietIS Education đã triển khai khóa đào tạo tiếng Nhật, trong đó tập trung vào nâng cao mặt bằng trình độ Nhật ngữ của ứng viên. Nội dung chương trình học định hướng thực tế tại doanh nghiệp, nổi bật là các học phần tiếng Nhật kinh doanh, tiếng Nhật công nghệ, nhằm mục tiêu rèn luyện phản xạ và luyện tập giao tiếp thường xuyên với ứng viên. Đây là nền tảng quan trọng để ứng viên tự tin và làm việc hiệu quả tại một quốc gia hoàn toàn mới.

Bên cạnh đó, VietIS Education cũng đồng bộ triển khai các khóa đào tạo công nghệ thông tin, bổ sung năng lực cho các bạn ứng viên trước khi phỏng vấn với khách hàng. Trung tâm cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ toàn bộ chi phí, đảm bảo ứng viên có cơ hội học tập và thi chứng chỉ thuận lợi.

Tập trung vào chính sách hỗ trợ ứng viên

Lựa chọn chuyển đổi công việc và nơi sinh sống hiện tại để tới một đất nước mới không phải là quyết định dễ dàng. Để hỗ trợ ứng viên làm quen nhanh chóng và thích nghi với môi trường mới, VietIS Education cam kết hỗ trợ toàn bộ chi phí như: vé máy bay, chi phí làm hồ sơ, visa, thủ tục. Ngoài ra, đội ngũ VietIS Japan đang công tác tại Nhật Bản sẽ đóng vai trò giải đáp, đồng hành cùng ứng viên vượt qua những "bỡ ngỡ" giai đoạn đầu.

Hiện tại VietIS đang liên tục tuyển dụng hai vị trí: Fresher kỹ sư IT không yêu cầu kinh nghiệm và Middle Kỹ sư IT. Để nhận JD chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0963505030 hoặc email: vietis_edu@vietis.com.vn.

Con gái có nên học Tester không? 4 lợi thế khi học Tester chỉ con gái mới có!

Ngành CNTT thường được coi là lĩnh vực dành cho nam giới, nhưng ngày càng nhiều phụ nữ tham gia và thành công trong công việc đặc thù này. Vậy với tester thì sao, con gái có nên học tester không. Trong bài viết này, VietIS Education sẽ phân tích những lợi thế, thách thức cùng cơ hội phát triển cho nữ giới trong ngành này, cùng theo dõi nhé!

1. Tester là gì? Nghề này đòi hỏi những kỹ năng nào?

Tester (kiểm thử viên phần mềm) là người đánh giá và kiểm tra chất lượng phần mềm để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng như yêu cầu, không có lỗi và đạt tiêu chuẩn trước khi được phát hành tới người dùng cuối. Nghề Tester bao gồm nhiều hình thức kiểm thử như Manual Testing (kiểm thử thủ công) và Automation Testing (kiểm thử tự động).

Dưới đây là những kỹ năng cần thiết đối với một Tester:

  • Tư duy logic và phân tích chi tiết: Khả năng nhận diện và dự báo các lỗi tiềm ẩn trong hệ thống.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Truyền đạt rõ ràng các vấn đề phát hiện được tới đội ngũ phát triển.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Hợp tác với các bộ phận khác như developer, QA, và product manager.
  • Kiến thức về công cụ và ngôn ngữ lập trình: Hiểu biết cơ bản về các công cụ như JIRA, Selenium hoặc SQL.

2. Con gái có nên học tester không?

Ngành CNTT trước đây thường được coi là đất diễn cho nam giới, nhưng điều đó đang thay đổi nhanh chóng. Nghề Tester không yêu cầu quá cao về thể lực hay tính chính xác tuyệt đối như lập trình, mà thay vào đó là khả năng quan sát, tư duy logic và sự cẩn thận. Những tố chất này thường phù hợp với nhiều bạn nữ, đặc biệt là những người yêu thích sự tỉ mỉ, cẩn thận và có khả năng giao tiếp tốt.

2.1. Lợi thế khi con gái học tester 

Dưới đây là một số lợi thế khi con gái học tester:

  • Tư duy chi tiết và cẩn thận: Phụ nữ thường có khả năng quan sát tinh tế và nhận diện các lỗi nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng phần mềm. Sự tỉ mỉ và cẩn thận trong công việc giúp nữ Tester phát hiện ra những lỗi tinh vi mà người khác có thể bỏ qua.
  • Khả năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt: Nghề Tester không chỉ dừng lại ở việc tìm lỗi mà còn cần trao đổi với đội ngũ phát triển để khắc phục vấn đề. Phụ nữ thường có khả năng giao tiếp linh hoạt, dễ hiểu và giúp việc phối hợp giữa các bộ phận trở nên hiệu quả hơn.
  • Cân bằng công việc và cuộc sống: Nghề Tester thường có giờ làm việc linh hoạt và ít phải làm quá giờ. Điều này giúp các bạn nữ dễ dàng đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, đặc biệt phù hợp với những ai muốn dành thời gian cho gia đình.
  • Cơ hội nghề nghiệp rộng mở: Nhu cầu tuyển dụng Tester đang tăng nhanh chóng trong ngành CNTT. Bạn có thể dễ dàng tìm được công việc với mức lương cạnh tranh và cơ hội thăng tiến rõ ràng, đặc biệt khi bạn cầm kỳ các chứng chỉ chuyên môn như ISTQB.

2.2. Thách thức khi con gái theo đuổi nghề tester

Bên cạnh những lợi thế nổi bật, phụ nữ khi theo đuổi nghề Tester cũng phải đối mặt với một số thách thức nhất định. Tuy nhiên, những khó khăn này hoàn toàn có thể vượt qua nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần học hỏi không ngừng:

  • Áp lực công việc và deadline: Tester phải làm việc dưới áp lực thời gian, đặc biệt khi sắp ra mắt sản phẩm mới hoặc khi dự án gặp sự cố cần kiểm thử gấp. Thời gian kiểm thử thường bị giới hạn do phụ thuộc vào tiến độ của đội phát triển, đòi hỏi Tester phải nhanh chóng xác định lỗi và báo cáo kịp thời
  • Kiến thức kỹ thuật: Một số bạn nữ có thể gặp khó khăn khi phải tiếp cận các kiến thức lập trình hoặc công nghệ mới, nhưng điều này hoàn toàn có thể vượt qua bằng cách học tập và thực hành.
  • Định kiến giới tính trong ngành CNTT: Một số định kiến về phụ nữ trong ngành công nghệ vẫn tồn tại (mặc dù không quá nhiều). Sự chuyên nghiệp và năng lực thực sự sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua những rào cản này.

3. Lời khuyên dành cho con gái muốn theo đuổi nghề tester

Nếu bạn là nữ giới và đang có ý định theo đuổi nghề tester, đừng ngần ngại thử thách bản thân trên con đường này bởi những cơ hội tốt mà công việc này mở ra trước mắt. Dưới đây là một số lời khuyên chân thành giúp bạn tự tin hơn và quyết tâm chinh phục vị trí tester:

#1. Xác định mục tiêu rõ ràng: Hãy bắt đầu bằng việc xác định bạn muốn theo đuổi kiểm thử thủ công (Manual Test) hay kiểm thử tự động (Automation Test). Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ Manual bởi đây là kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất đối với một tester. 

#2. Tận dụng các nguồn học tập chất lượng: Có rất nhiều nguồn tài liệu và khóa học trực tuyến giúp bạn xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các lớp học tại các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp để có lộ trình học rõ ràng và được hướng dẫn trực tiếp.

Tìm hiểu ngay: https://www.vietis.edu.vn/cac-khoa-hoc/manual-testing-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau-3/

VietIS Education hiện đang đào tạo trực tiếp Manual Testing dành cho người mới bắt đầu. Với sự trợ giúp từ giảng viên hơn 18 năm kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể làm chủ kiến thức, thực hành thành thạo và bắt đầu công việc thực tập/chính thức tại các doanh nghiệp phần mềm. Trên thực tế, 90% học viên tại VietIS Education đã bắt đầu kỳ thực tập thực chiến của mình tại các doanh nghiệp IT nổi tiếng.

#3. Phát triển kỹ năng mềm: Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng giúp bạn thành công trong nghề Tester. Hãy rèn luyện khả năng giao tiếp hiệu quả, giải quyết vấn đề, và làm việc nhóm.

#4. Thực hành qua dự án thực tế: Kiến thức chỉ thực sự vững chắc khi bạn áp dụng vào thực tiễn. Tham gia các dự án thực tập tại công ty phần mềm, hoặc nhận các công việc freelance nhỏ để tích lũy kinh nghiệm. Bạn cũng có thể tham gia các cộng đồng Tester trên Facebook, LinkedIn để học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Kết luận

Vậy là câu hỏi con gái có nên học tester không đã được VietIS Education giải đáp chi tiết. Con gái hoàn toàn có thể học và thành công trong nghề Tester nhờ vào những lợi thế về tư duy chi tiết, kỹ năng giao tiếp và khả năng quản lý công việc. Dù đối mặt với những thách thức nhất định, nhưng với sự nỗ lực và định hướng rõ ràng, nghề kiểm thử phần mềm là một lựa chọn lý tưởng cho các bạn nữ yêu thích công nghệ và mong muốn phát triển sự nghiệp bền vững.

Top 5 chứng chỉ tester nên có

Cùng VietIS Education tìm hiểu về chứng chỉ tester, một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển sự nghiệp trong ngành kiểm thử phần mềm.

1. Chứng chỉ tester là gì? Tại sao cần có chứng chỉ tester?

Chứng chỉ giúp xác nhận trình độ và khả năng kiểm thử phần mềm của cá nhân

Chứng chỉ tester là một chứng nhận chính thức được cấp bởi các tổ chức chuyên ngành, xác nhận trình độ và khả năng kiểm thử phần mềm của cá nhân. Những chứng chỉ này thường được cấp bởi các tổ chức uy tín toàn cầu như ISTQB (International Software Testing Qualifications Board), CAST (Certified Associate in Software Testing), hay các chứng chỉ chuyên ngành khác. Mỗi chứng chỉ sẽ yêu cầu bạn phải hoàn thành các bài kiểm tra chuyên sâu và đạt đủ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm.

Việc sở hữu chứng chỉ tester không chỉ mang lại cho bạn một tấm vé thăng tiến trong nghề mà còn chứng tỏ bạn đã có nền tảng vững vàng trong việc kiểm thử các phần mềm, đảm bảo chất lượng của sản phẩm công nghệ. Những lợi ích và chứng chỉ Tester đem lại có thể kể đến như

  • Chứng minh kiến thức và kỹ năng

Chứng chỉ tester là minh chứng rõ ràng về sự hiểu biết của bạn trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Những bài thi và khóa học mà bạn phải hoàn thành trước khi nhận chứng chỉ sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về các phương pháp kiểm thử, kỹ thuật phân tích và thiết kế thử nghiệm. Việc sở hữu chứng chỉ chứng minh bạn có đủ năng lực để đảm nhiệm các công việc kiểm thử, dù ở cấp độ cơ bản hay chuyên sâu. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, nhất là trong ngành công nghệ thông tin nơi sự chính xác và chi tiết là yếu tố sống còn.

  • Tạo sự tin cậy: 

Khi bạn xin việc trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có chứng chỉ uy tín để đảm bảo rằng bạn sẽ làm việc hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Chứng chỉ không chỉ giúp CV của bạn nổi bật mà còn tạo dựng niềm tin cho nhà tuyển dụng về khả năng kiểm thử của bạn. Chúng sẽ giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển và tạo ấn tượng mạnh mẽ với người sử dụng lao động.

  • Nâng cao kiến thức và kỹ năng: 

Chứng chỉ không chỉ đơn giản là một giấy chứng nhận, mà nó còn là một quá trình học hỏi và cập nhật kiến thức. Trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ, bạn sẽ được đào tạo về các phương pháp kiểm thử hiện đại, các kỹ thuật kiểm thử tự động, kiểm thử bảo mật và nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác. Việc này giúp bạn luôn cập nhật và nâng cao kỹ năng để phù hợp với yêu cầu công việc ngày càng cao trong ngành công nghệ thông tin.

  • Mở ra cơ hội nghề nghiệp:

Sở hữu chứng chỉ tester giúp bạn dễ dàng tiếp cận những cơ hội nghề nghiệp mới. Chứng chỉ này có thể giúp bạn thăng tiến nhanh chóng, từ vị trí tester cơ bản lên các vị trí cao hơn như test manager, QA engineer, hay những vai trò lãnh đạo trong nhóm kiểm thử. Bên cạnh đó, chứng chỉ tester còn là một yếu tố giúp bạn đàm phán mức lương cao hơn, vì nó chứng tỏ bạn có khả năng chuyên môn vững vàng.

2. Lựa chọn chứng chỉ phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp

Sau khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của chứng chỉ tester, bước tiếp theo là lựa chọn chứng chỉ phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Tùy vào mức độ kỹ năng, kinh nghiệm và định hướng nghề nghiệp, bạn có thể chọn chứng chỉ từ các cấp độ khác nhau để phát triển bản thân.

Cấp độMô tảĐối tượng
Entry-levelDành cho người mới bắt đầu, cung cấp kiến thức cơ bản về kiểm thử phần mềm.Người mới vào nghề hoặc chưa có kinh nghiệm trong kiểm thử.
Intermediate LevelPhát triển kỹ năng kiểm thử nâng cao, hiểu biết sâu hơn về các phương pháp và kỹ thuật kiểm thử.Tester đã có kiến thức cơ bản và muốn nâng cao kỹ năng.
Expert LevelDành cho những người có kinh nghiệm, giúp phát triển sự nghiệp kiểm thử lên một cấp độ cao hơn.Tester có nhiều năm kinh nghiệm và muốn đạt được sự nghiệp cao hơn.

3. Top 5 chứng chỉ tester nên có

Với những lợi ích rõ ràng mà chứng chỉ tester mang lại, việc lựa chọn chứng chỉ nào để theo đuổi là một câu hỏi quan trọng đối với bất kỳ ai muốn phát triển trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Dưới đây là 5 chứng chỉ tester phổ biến và có giá trị nhất hiện nay, từ cấp độ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn dễ dàng định hướng con đường phát triển sự nghiệp của mình.

Chứng chỉMô tảCấp độ TesterChi phí
ISTQB Certified Tester Foundation Level (CTFL)Chứng chỉ được cấp bởi ISTQB, cung cấp kiến thức cơ bản về kiểm thử phần mềm, có thể áp dụng vào các tình huống thực tế.Mọi cấp độ và nghề nghiệp như tester, test analysts, test engineer, test manager, project manager, quality manager.Khoảng $179.35
CAST (Certified Associate in Software Testing)Chứng chỉ được cấp bởi ASTQB, giúp kiểm tra khả năng thể hiện nguyên lý kiểm thử phần mềm và thực hiện bài thi kiểm thử chất lượng cơ bản.Tester ở mức độ cơ bản, đặc biệt trong việc xây dựng và đánh giá hệ sinh thái kiểm thử phần mềm.€750.00
ISTQB Certified Tester Advanced Level – Test Analyst (CTAL-TA)Dành cho các tester muốn nâng cao chuyên môn về phân tích kiểm thử và thiết kế testcase.Trình độ trung cấp, dành cho QA Engineer hoặc Senior Tester với ít nhất 3 năm kinh nghiệm.Khoảng $212 – $265
ISTQB Certified Tester Advanced Level – Test Manager (CTAL-TM)Dành cho các chuyên gia kiểm thử có kinh nghiệm, phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý kiểm thử, lập kế hoạch chiến lược và quản lý rủi ro.Phù hợp cho Test Manager, QA Manager, Senior Test Analyst, Test Lead với ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong kiểm thử.Khoảng $212 – $265
Certified Quality Engineer (CQE)Chứng chỉ do ASQ cấp, cung cấp các nguyên tắc cơ bản về kiểm soát chất lượng và đánh giá sản phẩm, bao gồm áp dụng các phương pháp và công cụ thống kê.Quality Engineer có ít nhất 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm thử và chất lượng.$533 USD

Kết Luận

Chứng chỉ tester đóng vai trò quan trọng trong việc mở ra cơ hội nghề nghiệp và thúc đẩy sự nghiệp trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Sở hữu chứng chỉ không chỉ giúp nâng cao kỹ năng mà còn tạo dựng niềm tin từ nhà tuyển dụng, mở rộng cơ hội thăng tiến.

Tuy nhiên, để đạt được chứng chỉ, bạn cần có nền tảng vững chắc, và các khóa học chuyên nghiệp là bước đầu tiên để bạn xây dựng và nâng cao những kỹ năng cần thiết. Hiện tại, VietIS Education cung cấp các khóa học dành cho những ai muốn trở thành tester chuyên nghiệp, với lộ trình từ cơ bản đến nâng cao. Chúng tôi cũng triển khai các khóa học dành cho người mới bắt đầu, giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc. Tham khảo thêm thông tin khóa học tại đây:  https://www.vietis.edu.vn/loai-khoa-hoc/cong-nghe-thong-tin/

Học Tester có khó không? Học tester bắt đầu từ đâu​? 

Học tester bắt đầu từ đâu, có khó không,… là những câu hỏi thường gặp ở những bạn mới bắt đầu. Hãy cùng VietIS Education tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết sau!

1. Tester là gì? Vai trò của Tester trong dự án phần mềm

1.1. Tester là gì? 

Tester hay còn được biết đến với vai trò Chuyên gia kiểm thử phần mềm, chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng phần mềm bằng cách xác định lỗi (bug) và xác nhận phần mềm hoạt động đúng như yêu cầu của khách hàng. 

Tester thực hiện các bước kiểm thử phần mềm như: tạo kịch bản, chuẩn bị dữ liệu, tiến hành kiểm thử, báo cáo kết quả và báo cáo lỗi. Thông qua quá trình này, tester đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phần mềm hoạt động ổn định và đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng cũng như dự án.

1.2. Vai trò của Tester trong dự án

Trước tiên, để biết học tester bắt đầu từ đâu, bạn cần nắm rõ vai trò của tester trong dự án. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện các bài kiểm tra khác nhau trên hệ thống phần mềm để đảm bảo chúng hoạt động theo các quy chuẩn định hướng trước đó. Vai trò chính của Tester là kiểm tra cẩn thận hệ thống phần mềm của công ty và chạy nó qua nhiều kịch bản khác nhau để xác định các vấn đề hoặc lỗi tiềm ẩn. Công việc này đòi hỏi sự chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết để phát hiện những lỗi có thể đã bị bỏ sót trong các giai đoạn phát triển ban đầu. Dưới đây là vai trò của Tester trong dự án phần mềm:

  • Xác định và báo cáo lỗi

Tester sẽ thực hiện nhiều bài kiểm tra, mô phỏng các kịch bản sử dụng của người dùng và ghi lại hiệu suất của phần mềm. Bất kỳ sự sai lệch hoặc vấn đề nào đều được ghi chép cẩn thận và chuyển đến đội ngũ phát triển (Developers) để giải quyết.

  • Phát triển và thực hiện các trường hợp kiểm thử (test case)

Mỗi tính năng mới hoặc bản cập nhật phần mềm đều yêu cầu một bộ test case mới. Tester tạo ra các test case này để bao quát toàn diện các khía cạnh của sự thay đổi. Chuyên viên kiểm thử cần đảm bảo rằng mỗi trường hợp kiểm thử đủ mạnh để phát hiện ra vấn đề, qua đó giảm thiểu tối đa khả năng lỗi bị bỏ sót.

  • Hợp tác với đội ngũ phát triển

Tester không làm việc độc lập mà thường kết hợp chặt chẽ với đội ngũ phát triển, truyền đạt hiệu quả các vấn đề được phát hiện và hỗ trợ họ trong việc xử lý và khắc phục. 

1.3. Mức lương của Tester là bao nhiêu?

Mức lương của Tester tại Việt Nam trung bình từ 9 triệu đồng đến 40 triệu đồng, tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, ngoại ngữ của nhân sự (Theo khảo sát của ITviec). Mức lương thường được phân chia như sau: 

Trong suốt lộ trình Tester roadmap, mức lương của Tester sẽ được phân chia dựa trên cấp bậc và kinh nghiệm của họ:

2. Học Tester bắt đầu từ đâu? Lộ trình chi tiết dành cho người mới bắt đầu

2.1. Bước 1: Nắm vững kiến thức cơ bản về kiểm thử 

Việc nắm vững các khái niệm cơ bản về kiểm thử là nền tảng quan trọng giúp bạn hiểu được bản chất công việc của một Tester, từ đó phát triển các kỹ năng cần thiết để kiểm thử phần mềm một cách hiệu quả. 

Một số kiến thức cơ bản để giúp bạn tìm hiểu xem học tester bắt đầu từ đâu:

  • Tìm hiểu các khái niệm cơ bản như Bug, Defect, Test Case, Test Plan, Test Scenario để thích nghi với môi trường dự án phần mềm, phải làm việc với các thuật ngữ công nghệ. 
  • Phân loại Testing và tìm hiểu về các loại kiểm thử phổ biến (Functional Testing, Performance Testing, Regression Testing, Security Testing), từ đó chọn cho mình hướng đi phù hợp. Nhưng với kinh nghiệm của nhiều chuyên gia hàng đầu tại VietIS Education, bạn nên bắt đầu với Manual Testing để xây dựng nền tảng vững chắc. 
  • Tìm hiểu một số quy trình kiểm thử phần mềm, bao gồm: Waterfall, Agile, Scrum để chuẩn bị đủ thông tin cho công việc chính thức sau này. 

2.2. Bước 2: Thành thạo kỹ năng nền tảng 

Để trở thành một Tester chuyên nghiệp, việc thành thạo các kỹ năng nền tảng không chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả mà còn hỗ trợ bạn xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình kiểm thử. Dưới đây là những kỹ năng nền tảng quan trọng mà bạn cần tập trung phát triển:

  • Tư duy logic: Đây là kỹ năng cốt lõi, đóng vai trò quan trọng giúp Tester hiểu rõ yêu cầu phần mềm từ tài liệu hoặc khách hàng, từ đó xác định phạm vi kiểm thử. Tư duy logic giúp Tester dự đoán các lỗi có thể xảy ra và đặt các câu hỏi như: "Tính năng này có hoạt động đúng theo kịch bản người dùng không?" 
  • Kỹ năng phân tích: Kỹ thuật phân tích nguyên nhân gốc rễ (Root Cause Analysis) giúp Tester tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của bug thay vì chỉ tập trung vào hiện tượng. 
  • Kỹ năng giao tiếp: Tester cần biết cách báo cáo lỗi một cách rõ ràng, cụ thể, kèm theo hình ảnh minh họa (evidence) để đội ngũ phát triển dễ dàng nắm bắt vấn đề. Ngoài ra, việc viết các tài liệu như test case, test plan, hay test report đòi hỏi sự mạch lạc và chuyên nghiệp. Trong môi trường làm việc nhóm, kỹ năng trao đổi và lắng nghe là không thể thiếu, đặc biệt với mô hình làm việc hiện đại như Agile hoặc Scrum. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Trong những dự án yêu cầu kiểm thử nhiều tính năng trong thời gian ngắn, việc quản lý tốt thời gian (có thể sử dụng công cụ) sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ và hoàn thành đúng hạn. 

2.3. Bước 3: Làm quen với các công cụ Testing 

Đây là một bước quan trọng trong hành trình trở thành một Tester chuyên nghiệp. Những công cụ này giúp bạn tối ưu hóa công việc kiểm thử, cải thiện hiệu suất và đảm bảo chất lượng phần mềm. 

  • Chọn công cụ phù hợp với mục tiêu 

- Với Manual Testing: Một số công cụ phổ biến như JIRA và Trello giúp bạn theo dõi và quản lý các lỗi (bug) một cách hệ thống, tạo điều kiện cho việc giao tiếp hiệu quả với đội phát triển. Ngoài ra, TestRail là một công cụ mạnh mẽ dùng để quản lý test case, giúp bạn lập kế hoạch kiểm thử và lưu trữ toàn bộ dữ liệu kiểm thử một cách khoa học. Các công cụ này đều có giao diện trực quan, phù hợp cho cả người mới bắt đầu.

- Với Automation Testing: Selenium là công cụ phổ biến nhất để kiểm thử các ứng dụng web, cung cấp khả năng tự động hóa các thao tác trên trình duyệt. Nếu bạn muốn một giải pháp toàn diện hơn, Katalon Studio là lựa chọn đáng cân nhắc với giao diện thân thiện và tính năng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Postman là một công cụ kiểm thử API cực kỳ hữu ích, cho phép bạn thực hiện các yêu cầu (request) và kiểm tra phản hồi (response) của API một cách dễ dàng. 

  • Thực hành với công cụ Testing

Sau khi tìm hiểu về các công cụ, bạn nên thực hành trực tiếp để hiểu rõ cách chúng hoạt động. Ví dụ, bạn có thể tạo một tài khoản trên JIRA và thử nghiệm cách tạo và quản lý lỗi. Tương tự, bạn có thể sử dụng Selenium để tự động hóa một số thao tác cơ bản trên trình duyệt, như điền vào biểu mẫu hoặc đăng nhập vào một trang web. Thực hành trên các dự án giả lập hoặc bài tập mẫu sẽ giúp bạn nắm vững cách sử dụng các công cụ này.

  • Tự học công cụ mới 

Các công cụ luôn thay đổi và cập nhật liên tục. Bạn có thể tự học các tool mới thông qua tài liệu hoặc các khóa học trực tuyến. Ngoài ra, tham gia vào các cộng đồng Tester trên mạng xã hội hoặc diễn đàn chuyên ngành cũng là cách tốt để học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

2.4. Bước 4: Học một số ngôn ngữ lập trình phục vụ cho hoạt động Test

Tuy không phải yêu cầu bắt buộc với mọi Tester, song kiến thức lập trình là kiến thức cần thiết để giúp bạn mở rộng khả năng phân tích, xử lý dữ liệu và làm việc với các hệ thống phức tạp. Dưới đây là một số gợi ý từ VietIS Education:

  • Java: Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP) được thiết kế để "viết một lần, chạy mọi nơi" (Write Once, Run Anywhere). Đây là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển ứng dụng Android. Java nổi bật với sự ổn định, hiệu suất cao, và khả năng mở rộng.
  • Python: Python là một ngôn ngữ lập trình đa năng, dễ học và dễ sử dụng, phù hợp với nhiều mục đích khác nhau. Ngôn ngữ này có cú pháp đơn giản, giúp lập trình viên tập trung vào giải quyết vấn đề hơn là các chi tiết kỹ thuật. Python được sử dụng phổ biến để phát triển trò chơi, trang web, và ứng dụng di động nhờ vào các framework mạnh mẽ 
  • C++: C++ là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ, được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất và quản lý tài nguyên bộ nhớ một cách hiệu quả. Đây là ngôn ngữ lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu tốc độ xử lý cao, chẳng hạn như phần mềm hệ thống, trò chơi điện tử, và ứng dụng đồ họa. C++ thường được sử dụng để phát triển phần mềm trên nền tảng Windows, nhưng nhờ khả năng đa nền tảng, nó cũng có thể được biên dịch trên các hệ điều hành Linux và MacOS.

2.5. Bước 5: Thực hành và tham gia dự án thực tế

Học lý thuyết quan trọng, nhưng thực hành tại dự án thực tế còn quan trọng hơn rất nhiều. Bởi đây là bước nhảy quan trọng giúp bạn chuyển từ lý thuyết sang áp dụng thực tiễn, xây dựng kinh nghiệm và nâng cao khả năng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

  • Thực hành với bài tập mẫu hoặc dự án giả lập. Bạn có thể tập test ứng dụng web, kiểm thử API, hoặc tự tạo và chạy test case 
  • Thực tập tại công ty phần mềm thông qua mentor, liên kết với khóa học hoặc tìm job và ứng tuyển như các công việc thông thường 

3. Học tester ở đâu?

Học tester ở đâu, học tester bắt đầu từ đâu, học như thế nào,... luôn luôn là câu hỏi mà nhiều bạn mới vào ngành trăn trở. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều khóa học CNTT, các lớp học đào tạo Tester, tuy nhiên việc lựa chọn một đơn vị uy tín, với chương trình đào tạo chất lượng cao, bám sát với công việc tại doanh nghiệp thực chiến và bảo đảm được đầu ra công việc không phải điều dễ dàng.

VietIS Education nằm trong hệ sinh thái của VietIS - DN với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực triển khai dự án phần mềm cho khách hàng Nhật Bản cam kết đào tạo Tester cho người mới bắt đầu. Sau khóa học, học viên được đảm bảo công việc thực tập trong vòng 2-3 tháng. VietIS Education cũng hỗ trợ học viên giới thiệu việc làm và có cơ hội trở thành nhân sự chính thức của doanh nghiệp nếu đạt các tiêu chuẩn đầu ra. 

Kết luận

Trở thành một Tester chuyên nghiệp đòi hỏi sự kiên trì và học hỏi liên tục. Bắt đầu từ việc nắm vững kiến thức cơ bản, phát triển kỹ năng nền tảng, làm quen công cụ, học lập trình và tham gia dự án thực tế, bạn sẽ xây dựng được nền tảng vững chắc cho sự nghiệp. Nếu quan tâm về khóa học Tester vui lòng liên hệ với VietIS Education - Học thực tiễn, Làm thực chiến qua website hoặc hotline 0963505030 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. 

Đơn Xin Cấp Visa Đi Nhật Bản Cần Những Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết 

Đơn xin visa đi Nhật Bản là bước quan trọng đối với những ai muốn du lịch, học tập hoặc làm việc tại đất nước mặt trời mọc. Để giúp bạn chuẩn bị hồ sơ xin visa đầy đủ và tránh những sai sót không đáng có, bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về thủ tục, chi phí và thời gian xin visa Nhật Bản.

Visa là bước đầu tiên bạn cần hoàn thiện nếu có ý định du học, làm việc tại Nhật Bản

1. Các loại Visa đi Nhật  

Visa sang Nhật Bản có nhiều loại khác nhau tùy vào mục đích nhập cảnh. Việc xác định đúng loại visa cần xin sẽ giúp bạn chuẩn bị đơn xin cấp visa đi Nhật Bản chính xác, tránh mất thời gian và công sức. Dưới đây là hai nhóm visa chính dành cho người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản.

1.1 Visa lưu trú ngắn hạn 

Visa lưu trú ngắn hạn dành cho những người có nhu cầu đến Nhật Bản trong thời gian ngắn, thường dưới 90 ngày. Những đối tượng xin visa ngắn hạn phổ biến bao gồm:

- Visa du lịch Nhật Bản: Visa này dành cho những người muốn sang Nhật Bản để tham quan, khám phá văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc trải nghiệm cuộc sống tại đất nước mặt trời mọc. Khi xin visa du lịch Nhật, bạn cần chứng minh lịch trình cụ thể, khả năng tài chính và giấy tờ bảo lãnh (nếu có).

- Visa thăm thân nhân: Nếu bạn có người thân là công dân Nhật Bản hoặc đang cư trú hợp pháp tại Nhật (theo diện lao động, du học, định cư), bạn có thể xin visa thăm thân để đến Nhật trong thời gian ngắn. Thông thường, người thân ở Nhật sẽ cần cung cấp thư mời và các giấy tờ bảo lãnh tài chính nếu cần.

- Visa công tác, thương mại
Visa này dành cho những người cần sang Nhật Bản để làm việc ngắn hạn như tham dự hội nghị, hội thảo, gặp gỡ đối tác hoặc ký kết hợp đồng. Để xin visa công tác, bạn sẽ cần thư mời từ công ty Nhật Bản và các giấy tờ chứng minh quan hệ hợp tác kinh doanh.

- Visa quá cảnh (Transit)
Dành cho những người đi qua Nhật Bản để đến nước thứ ba. Loại visa này có thời hạn rất ngắn (thường không quá vài ngày) và chỉ cho phép lưu trú tại khu vực nhất định.

1.2 Visa lưu trú dài hạn 

Visa lưu trú dài hạn dành cho những người có nhu cầu sinh sống, học tập hoặc làm việc tại Nhật Bản trong thời gian dài (thường từ vài tháng đến nhiều năm). Một số loại visa phổ biến trong nhóm này bao gồm:

- Visa du học Nhật Bản: Dành cho sinh viên muốn theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề hoặc trường tiếng Nhật tại Nhật Bản. Để xin loại visa này, bạn cần có giấy nhập học (COE – Certificate of Eligibility) từ trường tại Nhật và chứng minh khả năng tài chính để chi trả học phí và sinh hoạt phí.

- Visa lao động Nhật Bản: Đây là loại visa phổ biến dành cho những người có hợp đồng lao động với công ty tại Nhật Bản. Có nhiều dạng visa lao động tùy thuộc vào ngành nghề. 

- Visa định cư (Visa vĩnh trú): Đây là visa dành cho người nước ngoài muốn sinh sống lâu dài tại Nhật Bản. Để xin visa này, bạn cần đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe như thời gian cư trú đủ dài (thường từ 10 năm trở lên), có thu nhập ổn định và tuân thủ pháp luật Nhật Bản.

- Visa kết hôn với người Nhật: Nếu bạn kết hôn với công dân Nhật Bản, bạn có thể xin visa theo diện vợ/chồng để sinh sống tại Nhật. Loại visa này yêu cầu bằng chứng về mối quan hệ hôn nhân hợp pháp và lâu dài.

2. Xin cấp Visa đi Nhật như thế nào?

2.1 Địa điểm nộp đơn xin cấp Visa đi Nhật 

Tại Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản là đơn vị tiếp nhận đơn xin cấp visa đi Nhật Bản. 

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (27 P. Liễu Giai, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) quản lý và tiếp nhận đơn xin cấp visa đi Nhật Bản từ địa bàn từ tỉnh Hà Tĩnh trở ra Bắc. 

Những người sinh sống trong khu vực từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Gia Lai, tỉnh Bình Định nộp hồ sơ xin visa ở Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Đà Nẵng (18-19 Đ. 2 Tháng 9, Bình Hiên, Hải Châu, Đà Nẵng). 

Từ tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên trở vào phía Nam nộp hồ sơ xin visa ở Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh (261 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh). 

2.2 Giấy tờ làm thủ tục xin cấp visa đi Nhật 

Giấy tờ nộp đơn xin cấp visa đi Nhật còn phù thuộc vào mục đích và loại visa bạn xin cấp. Tuy nhiên, giấy tờ làm thủ tục xin cấp visa đi Nhật cơ bản gồm những giấy tờ sau: 

- Đơn xin cấp visa theo mẫu của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/100666439.pdf 

Hộ chiếu (còn hạn tối thiểu 6 tháng)

- Ảnh 4.5cm x 4.5cm

- Giấy tờ chứng minh tài chính

- Thư mời (nếu có người bảo lãnh tại Nhật)

3. Chi phí và thời gian xin visa đi Nhật  

3.1 Xin Visa đi Nhật Bản mất bao lâu? 

Thời gian xét duyệt đơn xin cấp visa đi Nhật Bản thường kéo dài từ 5 - 15 ngày làm việc (không tính thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ). Tuy nhiên, thời gian xử lý có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp, loại visa và số lượng hồ sơ tại thời điểm bạn nộp đơn.

  • Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian xét duyệt visa Nhật Bản:

- Loại visa xin cấp: Visa du lịch thường được xử lý nhanh hơn visa lao động hoặc du học.

- Số lượng hồ sơ nộp trong cùng thời điểm: Vào mùa cao điểm du lịch hoặc tuyển dụng lao động, thời gian xét duyệt có thể kéo dài hơn do số lượng hồ sơ lớn.

- Tình trạng hồ sơ: Nếu hồ sơ bị thiếu hoặc cần bổ sung thêm giấy tờ, thời gian xét duyệt sẽ bị kéo dài.

- Yêu cầu phỏng vấn: Một số trường hợp đặc biệt có thể bị yêu cầu phỏng vấn, điều này cũng làm kéo dài thời gian xử lý visa.

  • Thời gian xét duyệt theo từng loại visa:

- Visa du lịch/thăm thân/công tác: Khoảng 5 - 10 ngày làm việc.

- Visa du học: Khoảng 4 - 8 tuần, tùy vào việc có giấy xác nhận tư cách lưu trú (COE) hay không.

- Visa lao động: Khoảng 1 - 3 tháng, tùy vào loại hình lao động và yêu cầu xét duyệt.

- Visa đoàn tụ gia đình: Khoảng 1 - 2 tháng.

3.2 Chi phí xin visa Nhật Bản khoảng bao nhiêu?

Dưới đây là bảng chi phí đơn xin cấp visa đi Nhật Bản của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: 

Loại VisaPhí xin cấp 
Visa 1 lần (Single, Double)520.000
Visa nhiều lần (Multiple)1.030.000
Visa quá cảnh (Transit)120.000
Gia hạn thời hạn cho phép tái nhập quốc520.000
Gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng minh thư hộ chiếu tị nạn430.000

Ngoài phí visa do Đại sứ quán Nhật Bản thu, bạn có thể cần chi trả thêm một số khoản phí khác trong quá trình chuẩn bị hồ sơ:

- Dịch vụ làm visa qua đại lý: Nếu bạn không nộp hồ sơ trực tiếp mà thông qua công ty dịch vụ, chi phí có thể dao động từ 1.500.000 - 3.000.000 VND, tùy vào loại visa và thời gian xử lý.

- Dịch thuật công chứng: Một số giấy tờ như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, hợp đồng lao động cần dịch thuật sang tiếng Nhật hoặc tiếng Anh và công chứng, chi phí khoảng 50.000 - 200.000 VND/trang.

- Lệ phí chứng minh tài chính: Nếu bạn cần giấy xác nhận số dư ngân hàng, phí ngân hàng cấp giấy thường từ 50.000 - 200.000 VND/lần.

- Phí khám sức khỏe (nếu có yêu cầu): Đối với visa lao động hoặc du học, bạn có thể cần khám sức khỏe theo yêu cầu của Nhật Bản, chi phí khoảng 1.500.000 - 3.000.000 VND tùy vào bệnh viện.

Dựa theo nơi người xin visa sẽ đến, vị trí hiện tại, mục đích sang Nhật sẽ có trường hợp được miễn lệ phí visa, bao gồm: Tất cả người xin visa 3 tỉnh động đất sóng thần (Iwate, Miyagi, Fukushima), sinh viên đại học chính quy (Người mang quốc tịch của các nước Asean đang theo học bậc Đại học tại Việt Nam). đi du lịch tại tỉnh Okinawa (có thể kết hợp thăm thân, thương mại). 

Kết luận 

Xin visa đi Nhật Bản là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc chọn đúng loại visa, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ đến việc nộp đơn đúng nơi và đúng thời gian quy định. Hy vọng bài viết này giúp bạn nắm rõ quy trình và chuẩn bị tốt hơn cho đơn xin cấp visa đi Nhật Bản để xin visa thành công. 

Bí kíp vượt qua vòng phỏng vấn với khách hàng Nhật Bản dành cho người mới hoàn toàn

Đối với người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Nhật, quy trình tuyển dụng tại một số doanh nghiệp có thể khiến bạn cảm thấy “choáng ngợp” vì nhiều khác biệt. Tuy nhiên, nếu chuẩn bị đúng cách và nắm rõ những điểm đặc trưng trong phỏng vấn kiểu Nhật, bạn sẽ có lợi thêm thế lớn để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, VietIS Education sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên thiết thực để tự tin bước vào phỏng vấn với khách hàng Nhật. 

Tầm quan trọng của phép lịch sự và quy tắc ứng xử trong phỏng vấn việc làm tại Nhật

Dù bạn tham gia phỏng vấn trực tiếp hay trực tuyến, việc tuân thủ nghi thức và quy tắc ứng xử chuẩn mực là điều tối quan trọng trong phỏng vấn tại Nhật. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng, cụ thể: 

  • Đúng giờ tuyệt đối: Hãy đến sớm ít nhất 5 phút, lý tưởng nhất là 10 phút. Ở Nhật, đến muộn dù chỉ vài phút có thể bị xem là thiếu chuyên nghiệp. Nên tính trước thời gian phòng các tình huống bất ngờ như trễ tàu.
  • Trang phục nghiêm túc, đơn giản: Nam giới nên mặc vest sẫm màu, áo sơ mi trắng và cà vạt trang nhã. Nữ giới nên mặc vest váy hoặc quần dài vừa vặn, blouse kín đáo, giày bít mũi. Trang điểm nhẹ và phụ kiện tối giản.
  • Cúi chào đúng cách: Khi gặp người phỏng vấn, hãy cúi chào với góc 15 độ (thông thường) hoặc 30 độ (trang trọng hơn) để thể hiện sự kính trọng.
  • Dùng ngôn ngữ lịch sự: Sử dụng kính ngữ (敬語 – keigo) và xưng hô đúng cách là cách thể hiện sự tôn trọng văn hóa Nhật và sự chuyên nghiệp của bạn.]

Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn

Để tạo ấn tượng tốt, bạn nên:

  • Tìm hiểu kỹ về công ty: Hãy đọc trang web chính thức, theo dõi mạng xã hội, và nếu có thể, xem cả hồ sơ LinkedIn của nhân viên công ty. Điều này giúp bạn thể hiện sự quan tâm thật sự và phù hợp với giá trị của doanh nghiệp.
  • Luyện trả lời câu hỏi phổ biến bằng tiếng Nhật: Một số câu hỏi thường gặp bao gồm: Vì sao bạn ứng tuyển? Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Bạn sẽ đóng góp gì cho công ty? Hãy chuẩn bị câu trả lời ngắn gọn, rõ ràng, và luyện tập bằng tiếng Nhật.
  • Chuẩn bị phần tự giới thiệu: Gần như 100% các buổi phỏng vấn bắt đầu với câu “Hãy giới thiệu bản thân.” Hãy chuẩn bị phần giới thiệu gồm họ tên, quốc tịch, học vấn, kinh nghiệm làm việc và lý do ứng tuyển — đồng thời thể hiện những điểm mạnh cá nhân bạn mang đến cho công ty.
  • Chuẩn bị câu hỏi để hỏi ngược lại: Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng là cách thể hiện bạn thực sự quan tâm. Hãy chuẩn bị sẵn 2–3 câu hỏi có nội dung phù hợp, ví dụ về định hướng phát triển công ty hoặc văn hóa nội bộ.

Một số câu hỏi thường gặp và cách chuẩn bị

Phỏng vấn tại Nhật có thể bao gồm các câu hỏi như:

  • Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?
  • Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
  • Bạn xử lý áp lực hoặc xung đột như thế nào?
  • Bạn có thể đóng góp gì cho đội nhóm của chúng tôi?

Hãy chuẩn bị câu trả lời ngắn gọn, có ví dụ thực tế để minh họa. Việc trả lời bằng tiếng Nhật một cách trôi chảy sẽ giúp bạn ghi điểm cao.

SPI – Bài kiểm tra đánh giá năng lực và tính cách

Nhiều công ty Nhật sử dụng bài kiểm tra SPI (Synthetic Personality Inventory) như một phần của quy trình tuyển chọn. SPI đánh giá năng lực tư duy logic, tính cách và khả năng thích nghi với công việc. Bạn nên luyện tập qua sách chuyên luyện SPI hoặc các trang web luyện thi để tăng tỷ lệ đỗ.

Thích nghi với khác biệt văn hóa: mô thức cố định và biểu đạt hạn chế

Trong phỏng vấn kiểu Nhật, các yếu tố như trang phục, cách chào hỏi, cách giao tiếp thường theo khuôn mẫu nhất định, ít khuyến khích thể hiện cá tính tự do như phương Tây. Là người nước ngoài, bạn có thể thấy việc thích nghi khó khăn, nhưng đây là yếu tố then chốt để tăng khả năng thành công.

Bạn có thể:

  • Quan sát và học hỏi hành vi từ đồng nghiệp hoặc bạn bè người Nhật
  • Hỏi ý kiến người Nhật về cách ăn mặc, cách giao tiếp trong môi trường phỏng vấn
  • Tham gia các lớp học tiếng Nhật hoặc khóa đào tạo văn hóa để hiểu rõ hơn về kỳ vọng của doanh nghiệp Nhật

Lưu ý rằng nhà tuyển dụng Nhật có thể không phản hồi rõ ràng trong buổi phỏng vấn. Dù vậy, hãy tập trung thể hiện kỹ năng, thái độ và sự thích nghi của bạn, đó mới là điều để lại ấn tượng lâu dài.

Lời kết

Việc hiểu sâu về văn hóa tuyển dụng, chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ, kỹ năng phỏng vấn và tinh thần thích nghi sẽ giúp bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy kiên trì, luôn chủ động học hỏi và giữ vững tinh thần, bạn hoàn toàn có thể chạm tới công việc mơ ước tại Nhật Bản. Chúc bạn may mắn! Ganbatte kudasai! 

Nếu bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo và muốn tìm công việc phù hợp tại Nhật, liên hệ ngay với VietIS Education qua hotline: 0963505030 hoặc email: vietis_edu@vietis.com.vn để được tư vấn. Đội ngũ của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trên từng bước đường sự nghiệp. 

Hướng dẫn viết CV chuẩn Nhật Bản, người mới không thể bỏ qua

Với nhiều người nước ngoài, làm việc tại Nhật Bản là một trải nghiệm hấp dẫn, thậm chí là ước mơ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nơi truyền thống giao thoa với công nghệ hiện đại đặt trong nền văn hóa đậm nét, phong phú. Đối với những ai có ý định làm việc tại Nhật, việc hiểu rõ quy trình tuyển dụng, các loại hồ sơ cần chuẩn bị và cách trình bày chúng là điều bắt buộc. Trong bài viết này, VietIS Education sẽ giải thích tại sao hồ sơ xin việc kiểu Nhật như Rirekisho và Shokumukeirekisho lại quan trọng, chúng khác gì so với CV phương Tây, và quan trọng nhất là làm thế nào để viết chúng một cách hiệu quả, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Sự khác biệt giữa Rirekisho và Shokumu Keireki So

Rirekisho (tạm dịch là “hồ sơ kinh nghiệm”) là phiên bản sơ yếu lý lịch của Nhật Bản, tương đương với resume hoặc CV trong các nước nói tiếng Anh. Trong đó bao gồm các thông tin cơ bản như họ tên, địa chỉ, trình độ học vấn, cùng với phần liệt kê kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và bằng cấp. Đặc biệt, một số công ty còn yêu cầu Rirekisho phải được viết tay, và mức độ chi tiết trong nội dung thường khá cao.

Ngược lại, Shokumu Keireki So (nghĩa là “lịch sử làm việc cụ thể”) lại giống như một thư xin việc. Tài liệu này dùng để giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng, trình bày lý do bạn ứng tuyển vị trí đó và vì sao bạn là ứng viên phù hợp. Khác với Rirekisho mang tính khái quát, Shokun Ukeire Kisho cần được viết riêng cho từng công việc, thể hiện rõ sự phù hợp giữa kinh nghiệm của bạn và yêu cầu tuyển dụng.

So với hệ thống hồ sơ phương Tây, có thể xem Rirekisho là sự kết hợp giữa sơ yếu lý lịch và đơn xin việc, còn Shokumu Keireki So tương đương với thư xin việc mang tính cá nhân hóa cao. Việc chuẩn bị cả hai tài liệu này một cách chỉn chu là bước quan trọng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tại Nhật.

Chi tiết về sơ yếu lý lịch kiểu Nhật (Rirekisho)

Năm phần quan trọng của một bản Rirekisho

Những nội dung nên có trong Shokumu Keireki So

Tại Nhật Bản, quá trình tìm việc vô cùng cạnh tranh. Sinh viên thường bắt đầu chuẩn bị hồ sơ và ứng tuyển ngay từ khi còn chưa tốt nghiệp. Một điểm khác biệt lớn trong quá trình này chính là sự nhấn mạnh vào phần tự giới thiệu bản thân trong sơ yếu lý lịch kiểu Nhật – hay còn gọi là Rirekisho. Phần này tương tự như thư xin việc trong các hồ sơ phương Tây, nhưng lại tập trung nhiều hơn vào tính cách và phẩm chất cá nhân của ứng viên.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là bạn không nên thể hiện theo kiểu “tự khen mình”. Trong văn hóa Nhật Bản, điều đó dễ bị xem là khoe khoang. Thay vào đó, bạn nên thể hiện sự khiêm tốn thông qua những trải nghiệm thực tế và cách bạn đã trưởng thành qua công việc.

Phần tự giới thiệu này thường được gọi là “lý do ứng tuyển”, và đây chính là cơ hội tốt nhất để bạn thể hiện vì sao bạn quan tâm đến công việc đó và bạn có thể đóng góp gì cho công ty. Trong nhiều trường hợp, đây chính là phần quyết định bạn có được nhà tuyển dụng chú ý hay không. Vì vậy, hãy dành sự tập trung đặc biệt cho phần này bởi nó có thể chính là yếu tố then chốt giúp bạn đến gần hơn với công việc mơ ước.

Tại sao ứng viên nên nộp cả hồ sơ tiếng Nhật và tiếng Anh?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều ứng viên thắc mắc. Ngay cả những công ty nước ngoài có văn phòng tại Nhật cũng thường yêu cầu hồ sơ bằng cả hai ngôn ngữ. Bởi Nhật Bản vẫn là một quốc gia chủ yếu sử dụng tiếng Nhật trong giao tiếp và công việc. Nhân sự của các công ty Nhật, đặc biệt là phòng nhân sự, đôi khi không đủ trình độ tiếng Anh để hiểu rõ hồ sơ theo phong cách phương Tây.

Việc gửi kèm cả hồ sơ tiếng Nhật và tiếng Anh sẽ giúp bạn tăng cơ hội được tất cả thành viên trong đội ngũ tuyển dụng hiểu rõ năng lực của mình. Hơn thế nữa, nó còn cho thấy khả năng song ngữ của bạn và thái độ sẵn sàng thích nghi với văn hóa công ty cũng như chuẩn mực làm việc tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bản hồ sơ tiếng Nhật không nên chỉ là bản dịch từng chữ từ hồ sơ tiếng Anh. Thay vào đó, bạn cần điều chỉnh nội dung để phù hợp với văn hóa và tiêu chí của nhà tuyển dụng Nhật. Điều này có thể bao gồm việc nhấn mạnh vào những kỹ năng khác, cách trình bày đơn giản, súc tích hơn và tuân thủ bố cục chuẩn trong hồ sơ kiểu Nhật.

Nói cách khác, việc chuẩn bị song ngữ không chỉ là yêu cầu kỹ thuật mà còn là cơ hội để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và khả năng thích ứng vượt trội của mình.

Thêm một vài lưu ý

Ngoài hình thức trình bày, còn nhiều điểm khác biệt đáng chú ý giữa hồ sơ xin việc kiểu Nhật và phương Tây. Ví dụ: Sơ yếu lý lịch kiểu Nhật bắt buộc phải có ảnh chân dung chuyên nghiệp - điều không phổ biến trong CV phương Tây. Ảnh nên chụp trong trang phục công sở, với áo sơ mi trắng và áo vest tối màu. Kiểu tóc và trang điểm cần gọn gàng, trang nhã. Ngoài ra, hồ sơ kiểu Nhật còn bao gồm một số thông tin cá nhân mà CV phương Tây thường bỏ qua như ngày sinh, tình trạng hôn nhân, số người phụ thuộc,...

Một điểm khác biệt cốt lõi nữa là về tư duy và văn hóa làm việc. Ở Nhật, lòng trung thành và sự cống hiến cho công ty được đề cao. Nhân viên thường làm việc nhiều giờ và sẵn sàng ưu tiên lợi ích công ty hơn cá nhân. Tư duy này cũng thể hiện rõ trong quá trình tuyển dụng, nơi ứng viên được kỳ vọng thể hiện động lực mạnh mẽ khi ứng tuyển vào một công ty cụ thể và vị trí cụ thể – không đơn giản là “tìm việc để có việc làm”.

Quy trình phỏng vấn tại Nhật cũng khác biệt. Ứng viên có thể phải trải qua nhiều vòng phỏng vấn, bao gồm cả phỏng vấn nhóm hoặc bài kiểm tra viết. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về công ty và quy trình tuyển dụng trước khi ứng tuyển là vô cùng quan trọng.

Kết luận

Quá trình tìm việc tại Nhật có rất nhiều khác biệt cả trong quy trình lẫn tài liệu cần chuẩn bị. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng! Hiểu và tuân thủ đúng những yêu cầu này chính là lợi thế giúp bạn nổi bật và chạm gần hơn đến công việc mơ ước tại Nhật Bản. Nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ càng và tư duy phù hợp, bạn hoàn toàn có thể tỏa sáng và thành công trên hành trình tìm việc tại Nhật.

Nếu bạn cần tư vấn kĩ hơn về quá trình ứng tuyển công việc tại Nhật hay đang tìm kiếm cơ hội việc làm IT tại Nhật, liên hệ ngay với VietIS Education qua hotline: 0963505030 hoặc email: vietis_edu@vietis.com.vn để được tư vấn. Đội ngũ của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trên từng bước đường sự nghiệp. 

img_contact_home

Liên hệ với chúng tôi